Mentoring #3: 24/12/2020
Buổi gặp mặt dự kiến tiếp theo: 16/1/2020
Cuối năm rồi, 2 anh em ai cũng đều bận bịu trong những công việc và kế hoạch của mình, nên hẹn mãi mới gặp được nhau.
Một bữa sáng đẹp trời với không khí se lạnh ngày giáng sinh, mình và anh lại gặp nhau tại quán café đầu tiên an hem mình gặp nhau, cùng nhau chia sẽ những dự công việc, những dự án xịn xò mà anh Tiến đang ấp ủ. Và cũng như thường lệ, bên cạnh những câu chuyện là những chia sẽ của anh Tiến về cuộc sống và công việc, những bài học vô cùng giá trị mà mình muốn chia sẽ cùng các bạn.
What you do show your mindset
Bạn có bao giờ tự hỏi nhà tuyển dụng thực sự muốn gì khi đưa cho bạn một bài test đầu vào? Đó có phải là muốn kiểm tra kiến thức của bạn? kiểm tra khả năng làm làm slide, kĩ năng writing? Hay là mindset của bạn? Mình biết sẽ có rất nhiều bạn sẽ trả lời đúng câu này rằng mindset sẽ là thứ nhà tuyển dụng muốn đánh giá thông qua bài kiểm tra.
Thế nhưng, có một sự thật là mặc dù đa số các bạn junior đều biết chìa khoá để làm việc hiệu quả là áp dụng mindset của mình vào các tasks thường ngày như việc trình bày, thiết kế slides, trình bày ý tưởng, giao tiếp với đồng nghiệp hay khách hàng,… nhưng thực tế khi làm việc một số bạn vì quá chú trọng vào các tiểu tiết nhỏ hay cũng có thể vì quá ỷ lại vào sự chỉ bảo của các đàn anh đàn chị mà lại quên đi thể hiện khả năng tư duy của mình. Và theo như chia sẽ của anh Tiến, chính điều này sẽ làm yếu tố lớn nhất cản trở sự phát triển của bản thân. Vì vậy, dù việc nhỏ hay việc lớn thế nào, dù task lặt vặt hay big project, các bạn cũng hãy thể hiện khả năng tư duy của mình để từ đó có cơ hội tăng chức, tăng lương nha.
Liệu câu hỏi trong năm tiếp theo và 5 năm nữa bạn sẽ trở thành người như thế nào có quan trọng?
Không biết các bạn cảm nhận câu hỏi này như thế nào khi được nhà tuyển dụng hỏi, nhưng đối với mình thì đây là câu hỏi khó trả lời nhất.
Đơn giản vì với mình, mọi thứ ở tương lai đều rất mơ hồ, như đi trong một làn sương vậy, chẳng thể nhìn thấy trước một điều gì, chỉ biết cứ tiếp tục đi và đừng dừng lại. Mình biết nhiều bạn cũng sẽ cảm thấy như mình, còn thiếu sự rõ ràng trong kế hoạch tương lai.
Và lời khuyên của anh Tiến dành cho mình là hãy cố gắng xác định được kế hoạch thực sự của mình. Dù chắc chắn sẽ có rất nhiều thay đổi, nhưng một người có kế hoạch sẽ luôn luôn biết mình nên đi về đâu và sẽ có động lực bước tiếp hơn. 
Và trở lại vấn đề, tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi như vậy? Câu trả lời chính là họ muốn biết bạn có thể đi cùng công ti trong khoảng thời gian dài không. Liệu công ti có thể biến bạn thành con người bạn mơ ước và bạn của tương lai có thể tiếp tục đóng góp cho công ti không. Và lời nhắn nhủ của anh Tiến là hãy trả lời thật thẳng thắng những gì bạn nghĩ, đừng vì để được nhận mà trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn nghe. Bởi vì bạn không thể vui vẽ sau mỗi ngày nếu bạn đang làm việc vì một lí tưởng của người khác.
How to be a senior?
Đừng lầm tưởng sau khi trải qua một vài dự án là bạn đã có thể trở thành một senior. Đừng nghĩ mình đã học được mọi thứ chỉ sau một thời gian ngắn làm việc. Bởi vì câu chuyện biết làm và làm một cách thật trơn tru, hoàn chỉnh là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Đừng nóng vội, hãy cứ tiếp tục chu toàn trong công việc và rồi những thành quả ấy sẽ chứng minh cho bạn. 
Vậy là chặng đường tại UAN Mentoring đã qua được một nữa. Cảm ơn anh Tiến đã đồng hành cùng em trong chặng đường này và cũng như trong năm 2020. Cùng mong chờ những điều đặc biệt trong năm 2021.
HAPPY NEW YEAR ALL!!!

