Mentoring #1: 10/09/2021
Buổi gặp tiếp theo: 01/10/2021
Buổi gặp hôm nay là một buổi nói chuyện dài kéo dài đến… 2 tiếng!
Nội dung:
1/ Định giá khóa học
Mentee hỏi mentor về việc định giá cho khóa học sắp launching sắp đến của mình (launching trên các nền tảng khác nhau thì sao). Mentor chia sẻ nên có một standard cho khóa học, giá trị thực sự cho khóa học mang lại, sau đó có thể discount như thế nào thì tùy vào từng kênh phân phối khác nhau.
Anh Nguyên chia sẻ trước đây khi anh làm dịch vụ thì có làm MIỄN PHÍ một vài danh mục trong một gói dịch vụ lớn, khi hết hợp đồng khách hàng vẫn nhiều lần nhờ anh làm MIỄN PHÍ tiếp những danh mục đó. Rõ ràng dịch vụ đó cũng tốn thời gian và công sức làm nhưng khách hàng không hiểu vì họ đã quen với việc FREE và khi anh đòi phí cho phần đó thì họ lại trách: “Hồi xưa thằng này phục vụ mình tốt lắm nhưng giờ nó chảnh rồi…”.
Bởi vậy luôn luôn đặt cho sản phẩm/dịch vụ của mình một standard, mọi thứ luôn luôn có giá! Và tùy kênh, tình hình, trường hợp cụ thể mà discount. Nhưng tuyệt nhiên giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại là không đổi.
2/ Quản lý thời gian khi phải quản lý nhiều việc cùng lúc
Mentor chia sẻ về 5 giai đoạn anh quản lý thời gian như thế nào:
-
GĐ 1: Hồi mới đi làm 2 năm đầu → Làm từ sáng đến tối, điên cuồng và chỉ có 1 công việc, không cần quản lý thời gian
-
GĐ 2: Bắt đầu nhận thêm nhiều job khác nhau và chỗ nào ới thì mình dành thời gian cho bên đó, đến đâu hay đến đó, giai đoạn làm không công nhiều nhất
-
GĐ 3: Khi thành lập Munkas, anh bắt đầu viết ra giấy checklist những việc cần làm mỗi ngày nhưng vẫn bị những việc của mọi người kéo mình đi, chỗ nào có biến thì phải nhảy vào làm, lúc nào cũng có việc phải làm nhưng việc của mình thì không xong → Bài học: giao việc cho người có năng lực, nếu họ chỉ có thể handle 80% thì mình chỉ giao cho họ đúng 80% và việc hiển nhiên của chủ doanh nghiệp là ôm 20% còn lại. Tránh giao 100% khi đó bung bét ra thì lại phải tốn đến 150% sức của mình để đi dọn dẹp (mà chưa chắc được như bình thường).
-
GĐ 4: Khi anh qua Úc du học thì chia theo khung giờ và quản lý agency từ xa. Một ngày sẽ có 4 trụ cột chính mà anh muốn, mọi thứ theo một schedule cụ thể lặp lại mỗi ngày.
-
GĐ 5 (gần đây): Anh không còn làm theo schedule bình thường nữa mà quan trọng nhất là ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC CÁI GÌ QUAN TRỌNG (tưởng dễ mà không dễ). Năng lực đánh giá và cân đo đong đếm mọi việc là nguồn gốc của mọi thứ. Mình phải hiểu rõ cái gì quan trọng và cái gì không thì mới quản lý thời gian hiệu quả.
3/ Chuyện showbiz của cô Phương Hằng vs Trấn Thành, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh
Anh đưa ra những góc nhìn đặt trong tình huống ngược lại mình là Trấn Thành, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh thì mình sẽ hành động như thế nào để thiệt hại là thấp nhất. Mentee thật sự được mở rộng tầm mắt.
→ Nghe xong mentee nhận ra bấy lâu mình đã quá bàng quang với những scandal và drama :)) (cũng có thể là điểm tốt đỡ mệt đầu). Có rất nhiều cách tiếp cận và thay vì đánh giá ai đúng ai sai, hãy học cách rút ra những bài học cho mình vì biết đâu trong tương lai cũng sẽ có những vấn đề tương tự xảy ra với cty doanh nghiệp của mình thì mình sẽ xử lý như thế nào → Luyện tập trước để không bị bỡ ngỡ và bình tĩnh hơn. Bình tĩnh trong tình huống này rất quan trọng!
4/ Chuyện doanh nghiệp và tôn giáo
Cũng từ chuyện ở trên tự dưng đá sang vụ tôn giáo. Trước giờ mentee là người không theo bất kỳ tôn giáo nào, mọi tôn giáo đều có cái hay cái dở và thực sự hiện nay các tôn giáo đang được vận hành như một cái business (nhưng không/ít thuế)… về cơ bản là không tích cực lắm.
Mentor thì có một góc nhìn khác mà chúng ta đều có thể học hỏi từ tôn giáo là: “Một cách nào đó, mọi doanh nghiệp đều là tôn giáo.”
Những công ty khởi nghiệp thu nạp anh tài từ các cty lớn về làm cho mình (ở vị trí của họ có thể lương trăm triệu mỗi tháng, và tiền tỷ mỗi năm), nhưng khi về làm startup thì lương rất thấp (có thể tầm 20 triệu/tháng đổ lại) nhưng họ vẫn về làm. Tại sao?
Bởi họ tin vào founder! Họ tin rằng founder sẽ không để họ phải thiệt trong tương lai. Làm sao họ lại có thể tạo thứ “đức tin” mãnh liệt như vậy? (lương giảm 10 lần vẫn ra làm)
Doanh nghiệp không có “đức tin” thì nhân viên sẽ chỉ làm việc “vì tiền”. Bên nào cao hơn thì họ sẽ qua bên đó.
Để ý rằng không có doanh nghiệp nào trường tồn lâu được như tôn giáo (qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử), dù sự thực những thứ mà tôn giáo đưa ra về nguồn gốc của thánh thần đến bây giờ không có gì rõ ràng (và hầu như rất khó chứng minh những lời dạy là original). Vậy chúng ta thực sự phải nhìn nhận tôn giáo là tổ chức được organize cực kỳ tốt? → Làm sao họ làm được?
Và ngay từ đầu việc tạo ra một “đức tin” như vậy là tốt hay không?
Quá nhiều câu hỏi trong đầu mình sau trao đổi của 2 anh em.
5/ Làm sao để tìm khách hàng cho agency
Đầu tiên phải segment đối tượng khách hàng của mình. Và follow theo nguyên tắc “khách hàng ở đâu thì mình ở đó”. Ví dụ như Munkas, anh chia ra các đối tượng:
-
Sale BDS (vài chục triệu) thanh toán nhanh → Có thể tiếp cận bằng ads, chuyển đổi nhanh, có thể ngay lập tức trong vài ngày hoặc tuần.
-
Trưởng phòng sale BĐS (100- vài trăm triệu) thanh toán nhanh → Có thể tiếp cận bằng ads, chuyển đổi nhanh → Thời gian close vài tháng
-
Nhà phát triển dự án, chủ sàn (1-2 tỷ) thanh toán lâu hơn → Tiếp cận bằng WOM, referal, co branding, affliate, pitching trực tiếp, tham gia các event → Thời gian close có thể từ 6 tháng - 1 năm.
-
Chủ đầu tư (vài tỷ trở lên) thanh toán lâu nhất, phức tạp nhất → Tiếp cận bằng WOM, referal, affliate, pitching trực tiếp, tham gia các khóa học CEO, event trong ngành, những buổi sharing cho đi → Thời gian close cũng lâu nhất.
Việc sale B2B luôn có 2 giai đoạn, đầu tiên là build brandname sau đó mới chốt deal. Hãy build brandname ở multi-channel.
Phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cty mà sẽ dành nỗ lực và công sức để đẩy mạnh nhóm khách hàng nào.
Phù. Một buổi quá dài nhưng học được quá nhiều thứ :))