Một lần mình có nghe sách, cuốn “Đắc Nhân Tân” có chia sẻ những người có tỷ lệ làm đúng cao nhất thế giới là 55% là những người làm việc ở Thung lũng Silicon. Tuy nhiên trong quá trình mình tuyển dụng và làm việc với các bạn có vài năm kinh nghiệm cho đến newbe, các bạn thường rất sợ sai, stress khi được nhắc nhở việc bạn đã làm chưa đúng, hoặc tệ hơn là không chấp nhận mình sai…
Thường sau khi mình giải quyết vấn đề từ sai lầm các bạn nhân viên, nhận thấy đa phần các bạn mệt mỏi với sai lầm của mình và chỉ chăm chăm nhìn vào hậu quả hoặc lo sợ sếp, đồng nghiệp mình đánh giá.
Nếu nhìn ở góc nhìn tích cực hơn, thực tế lại đơn giản.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.
(ảnh lấy từ https://ed.stanford.edu/)
Trong 2 năm gần đây, mình quan sát xung quanh, và bản thân làm việc với tâm thế sẵn sàng cho việc mình sai. Nhận thấy được vài điều.
- Những người sẵn sàng và suy nghĩ mình có thể sai là những người có khả năng sáng tạo, tự học và phát triển nhanh trong sự nghiệp. Đồng thời, là những người rất biết sống và enjoy cho cuộc sống ở hiện tại.
- Sai lầm là một món quà giúp mình tìm hiểu sâu sắc được chính bản thân.
- Nhận trách nhiệm bắt đầu từ việc nhìn ra vấn đề, nhìn ra điểm sai.
- Sai lầm là điều tất yếu cần có để tiến bộ, trưởng thành.
- Là yếu tố để gắn kết nhiều con người.
- Sai lầm thực ra không quan trọng, quan trọng là thái độ chúng ta đón nhận sai lầm và biết mình sai ở đâu.
- Phần lớn chúng ta đều sai, càng già có thể sẽ bớt sai.
Vậy khi nhận được phản hồi về sai lầm của mình, đây việc mình thường làm với bản thân, cũng như trao đổi với nhân viên.
- Dừng lại, dành thời gian nhìn nhận lại toàn bộ quá trình: Hậu quả là gì ? tại sao sai ?
- Phản hồi và nhận trách nhiệm với người chịu hậu quả. (có thể là người khác)
- Cách thay thế là gì ?
- Không nên làm gì ( không để sai lầm lặp lại ) ?
- suy nghĩ KHÔNG khi gặp phải sai lầm như. (Cần tạo thói quen nhé, không phải tự nhiên làm được ngay đâu)
- KHÔNG bác bỏ
- KHÔNG đổ lỗi
- KHÔNG đánh giá
- KHÔNG tự ti, né tránh
- KHÔNG lặp lại ( cái này khó, những kiên trì thì sửa được)
Thực tế, sau 2 năm thay đổi từ suy nghĩ “luôn luôn cần tốt hơn” thành “mình có thể sai”. Có những sai lầm lớn, mình thường suy nghĩ lại, lại học được bài học mới. Cứ như vậy, nhận thấy bản thân phát triển, sống và làm việc đồng cảm hơn, yêu bản thân.
Kể câu chuyện gần đây:
Trong một lần nghe 2 em nhân viên nói chuyện:
Em T ( làm việc 2 năm): Lần sau em đặt câu hỏi thì nên suy nghĩ kỹ trước khi đặt câu hỏi. Mục đích câu hỏi là gì ? …
Em D ( Đang thử việc 2 tháng): Cười cười ( hy vọng làm giảm sự bực dọc của chị T khi mình hỏi câu hỏi sai).
Mình: D học cách đặt câu hỏi để học hỏi và tìm hiểu vấn đề là rất tốt, nhưng em nên đón nhận việc mình có thể vị chửu vì hỏi sai. Không nên trách mọi người, và mình có thể sai nên biết để đặt câu hỏi đúng hơn.
Em D: Vâng, em bị chị với chị T chửi suốt còn gì :))) nhưng không nghe chửi không khôn lên được :)))
Như mình nói, thái độ đón nhận sai lầm và biết mình sai ở đâu sẽ quan trọng hơn.
Bài chia sẻ hy vọng khích lệ các bạn trẻ mới đi làm một vài năm, muốn làm việc gì nhưng còn e ngại. Suy nghĩ nhiều không có ích gì, tốt nhất là làm sớm, sai sớm, thay đổi sớm, nhanh khôn hơn